Thời gian xưng hiệu Thiên hoàng Đường_Cao_Tông

Thái tử qua đời

Đầu năm 675, Thổ Phiên sai sứ đến xin hòa với nhà Đường. Thiên hoàng không bằng lòng. Cũng trong thời gian đó, Thiên hoàng bị bệnh đau đầu rất nặng do uống phải nhiều thuốc kích thích mà Thiên hậu dâng lên. Do ông không thể quản lý triều chính, quyền hành trong triều lọt vào tay Thiên hậu. Các đại thần Hác Xử Tuấn, Lý Nghĩa Diễm can ngăn, Thiên hoàng không nghe. Thiên hậu đưa nhiều tay chân vào triều như Nguyên Vạn Khoảnh, Lưu Y Chi, củng cố thực quyền.

Thái tử Lý Hoằng không hài lòng việc Thiên hậu nắm quyền, muốn đoạt lại quyền lực. Hai con gái của Tiêu thục phi là công chúa Cao An, Tuyên Thành bị Thiên hậu bắt giam, Thái tử xin Thiên hoàng thả ra; lại nhiều lần đắc tội với Thiên hậu, nên bị Thiên hậu ghét bỏ. Giữa năm 675, Thái tử Hoằng mất, có lời đồn cái chết này là do Thiên hậu hạ độc.

Thiên hoàng vốn thương yêu Thái tử, nghe tin Thái tử đã mất, rất đau lòng, bèn truy tôn Lý Hoằng là Hiếu Kính hoàng đế (孝敬皇帝), miếu hiệuNghĩa Tông (義宗)[36]. Cũng trong năm đó, do không hài lòng về Hoàng tử Lý Thượng Kim, con trai thứ ba của Thiên Hoàng, Thiên Hậu sai thủ hạ tố cáo Thượng Kim với Thiên hoàng. Cuối cùng, Thượng Kim bị bãi chức, đày đến Lễ châu. Sang năm sau, Thiên Hậu lại tố cáo Lý Tố Tiết bỏ không vào triều kiến là bất trung bất hiếu, Thiên Hoàng cũng đày Tố Tiết đến Viên Châu, giáng tước Bà Dương quận vương (鄱阳郡王).

Dàn xếp phía Đông và Tây

Trong khi đó ở vùng đất Cao Câu LyBách Tếnhà Đường vừa chiếm được cũng xảy ra nhiều cuộc nổi loạn của người dân nhằm khôi phục quốc gia; cộng thêm sự công kích của Tân La. Bị kháng cự quyết liệt, đầu năm 676, Đường Cao Tông buộc phải dời An Đông đô hộ phủ về Liêu Đông, hầu hết bán đảo Triều Tiên rơi về tay Tân La.

Năm 677, Cao Tông phong Cao Tạng, vua cũ của Cao Câu Ly, làm Triều Tiên vương và đưa về nước nhằm lợi dụng ông ta khống chế các thế lực phản loạn ở Cao Câu Ly. Sau đó lại đổi phủ đô hộ An Đông về Tân Thành, đồng thời đưa Phù Dư Long về cai trị Bách Tế. Nhưng Cao Tạng khi về nước lại có ý khôi phục quốc gia, đã tập hợp nhiều quân sĩ và khí giới. Tuy nhiên kế hoạch thất bại, năm 680, quân Đường đánh bại quân của Cao tạng, đày ông ta đến Ba Thục[37].

Trong khi đó quân Thổ Phiên tiếp tục xâm lấn vùng biên cương với nhà Đường, bắt tướng trấn giữ Đỗ Hiếu Thăng và ép Hiếu Thăng viết thư cho Đô đốc Tùng châu Võ Cư Tịch cũng đầu hàng. Hiếu Thăng không nghe, bỏ trốn về và giữ được Phù châu. Thiên hoàng phong ông ta làm Du Kích tướng quân.

Năm 678, theo gợi ý của Lưu Nhân Quỹ, Thiên hoàng phong Lý Kính Huyền đến trấn giữ phía tây đề phòng Thổ Phiên xâm lược[38]. Tháng 9 ÂL năm 678, thiên hoàng muốn xuất quân thảo phạt Tân La, lão thần Trương Văn Quán tuy có bệnh nặng cũng cố đến gặp để khuyên can. Thiên hoàng đồng ý.[39]. Cũng trong tháng đó, Lý Kính Huyền suất 180000 quân giao chiến với Thổ Phiên ở Thanh Hải, nhưng bị quân Thổ Phiên đánh cho tan tác, Kính Huyền bỏ chạy về Thiện châu. Biết Thổ Phiên là mối đe dọa, Đường Cao Tông từng nhiều lần muốn bàn ra một đối sách lâu dài: hoặc hòa thân, hoặc đem đại quân giao chiến, hoặc tăng cường phòng thủ, nhưng cuối cùng không đi đến quyết định nào.

Năm 679, nghe tin Tùng Cán Tán Phổ của Thổ Phiên đã chết, con là Khí Nỗ Tất Lộng nối ngôi, trong nước quốc dân không phục, muốn lập con thứ của Tán Phổ là Khâm Lăng lên ngôi, Cao Tông muốn nhân đó mà đem quân đánh Thổ Phiên, nhưng nghe can gián của Bùi Hành Kiệm, bèn thôi. Vợ Tán Phổ là công chúa Văn Thành (vốn được Thái Tông gả sang Thổ Phiên) sai sứ sang hòa thân, Cao Tông chấp thuận.

Chống Tây Đột Quyết

Khả hãn của Tây Đột QuyếtA Sử Na Đô Chi lúc trước liên kết với Thổ Phiên, thường xâm lấn đất An Tây, triều đình muốn đem binh thảo phạt. Bùi Hành Kiệm đề nghị rằng vua Ba Tư mới chết, con là Nê Hoàn sư còn ở kinh, nên đưa Hoàn Sư về à nhân đó khống chế Ba Tư mà uy hiếp Đột Quyết. Cao Tông nghe theo, sai Hành Kiệm lập Nê Hoàn Sư làm Ba Tư vương, nhưng cũng bổ Vương Phương Dực trợ giúp, thực chất là để kiềm chế.

Tháng 8 năm 679, thấy A Sử Na Đô Chi lơ lỏng phòng bị đối với quân Đường, bèn triệu tù trưởng các châu ở phía bắc mà cùng hợp quân phạt Tây Đột Quyết. Các tướng Hồ hăng hái tòng quân, tổng cộng hơn 100000, sau đó tiến về phía tây. Hành Kiệm nhanh chóng chiếm được Tây Đột Quyết, bắt sống được Đô Chi rồi rút quân về, lưu Lưu Phương Dực ở phủ An Tây, xây thành Toái Diệp ở đó[40].

Tháng 11, Thiền vu đại đô hộ phủ Đột Quyết A Sử Na Đức tạo phản kháng Đường, lập A Sử Na Nê Thục Bặt làm Khả hãn, được 24 châu trong nước hưởng ứng, lực lượng đến khoảng 100000 quân. Cao Tông sai Tiêu Tự Nghiệp, Hoa Đại Trí, Lý Cảnh Gia thảo phạt. Nhưng quân Đường gặp bão tuyết, bị quân Đột Quyết ban đêm công kích. Tự Nghiệp bỏ trốn, Đại Trí, Cảnh Gia rút quân về. Cao Tông bãi quan của Đại Trí, Cảnh Gia và miễn chết cho Tiêu Tự Nghiệp.

Sau đó Đột Quyết lại nhiều lần xâm phạm biên cương. Tháng 3 năm 680, Bùi Hành Kiệm đại thắng quân Tây Đột Quyết ở Hắc Sơn, Khả hãn Nê Thục Bặt bị thủ hạ giết chết, đem thủ cấp ra hàng Đường. Nhà Đường bình định được Tây Đột Quyết[35].

Phế Thái tử Lý Hiền

Sau khi Lý Hoằng mất, Thiên hoàng lập con trai thứ hai của mình và Thiên hậu là Ung vương Lý Hiền[41] làm thái tử[35].

Đầu xuân năm 679, Đường Cao Tông xuất tuần Đông Đô Lạc Dương. Từ đó đến khi mất, ông ít khi về Trường An mà chủ yếu sống ở Lạc Dương. Lúc bấy giờ ở trong cung, thái tử Lý Hiền tuy là người hiền minh, nhưng do Hàn Quốc phu nhân (chị Thiên Hậu) sinh ra, nên không được lòng Thiên Hậu. Đạo sĩ Minh Sùng Nghiễm được Thiên Hậu coi trọng, thường nói với Thiên Hậu

Thái tử không thể thừa kế được, Anh vương (Lý Triết) có dung mạo giống Thái Tông.

Sau đó lại còn nói

Tương vương (Lý Đán) về sau sẽ đại quý[42].

Thiên Hậu cũng cho soạn Thiếu Dương chánh phạm và Hiếu tử truyện ban cho Lý Hiền, lại nhiều lần quở trách ông ta vô cớ, nên Lý Hiền rất bất an. Sau đó, năm 681 Sùng Nghiễm bị giết, Thiên Hậu nghi ngờ là do Lý Hiền làm, nên càng ghét hơn. Lý Hiền lại háo sắc, thông gian với nô tài là Triệu Đạo Sinh. Thiên Hậu bèn tố cáo việc này lên Cao Tông. Cao Tông sai Tiết Nguyên Siêu, Bùi Viêm, Cao Trí Chu điều tra việc này. Triệu Đạo Sinh lại khai rằng thái tử sai mình giết Minh Sùng Nghiễm. Sự việc phát giác, nhưng Cao Tông thương Lý Hiền, không muốn trị tội. Thiên Hậu nói

Là con dân mà mưu nghịch, thiên địa bất dung; nay đại nghĩa diệt thân, có thể nào xá được?.

Cao Tông nghe theo. Tháng 10 năm 681, ông ra lệnh phế Lý Hiền làm thứ dân, đày đến Ba Thục[43]. Không lâu sau, ông lập con trai thứ 7 của mình là Lý Triết làm thái tử, đổi tên ông ta là Hiển[44].